Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

bệnh nha chu có chữa được không

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Bác sĩ cho em hỏi bệnh nha chu có chữa được không? Thời gian gần đây, vùng nướu ở răng số 6 và số 7 của em bị sưng đỏ và xuất hiện mủ nữa. Em có đi khám ở một phòng khám nha khoa nhỏ thì bác sĩ ở đó nói em bị bệnh nha chu, rất khó để chữa khỏi và kê đơn thuốc cho em về uống. Em muốn hỏi là bệnh này có nguy hiểm lắm không và có chữa triệt để được không? (Phương Trang, 25 tuổi, Đà Nẵng)

Trả lời

Chào bạn Phương Trang!
Rất cảm ơn  bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Nha khoa. Về thắc mắc của bạn: Bệnh nha chu có chữa được không? Có nguy hiểm không? Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Bệnh nha chu là bệnh về các tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu và lớp cement bao quanh gốc răng. Khi nướu khỏe mạnh sẽ bám chặt vào chân răng giữ cho răng vững chắc và có nhiệm vụ bảo vệ xương ổ răng nằm dưới lợi.
Nhưng lâu ngày cao răng không được làm sạch, lấn sâu xuống chân răng và dưới nướu. Các vi khuẩn ẩn náu trên cao răng tạo ra các độc tố xâm nhập các mô nướu gây viêm và phá hủy hệ thống mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng, gây nên hiện tượng răng lung lay, viêm nha chu.



Bệnh nha chu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm nha chu sẽ hủy hoại mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng thậm chí là mất răng. Vì vậy viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm cần được chữa trị kịp thời nếu bạn muốn bảo tồn hàm răng của mình chắc khỏe.

Bệnh nha chu có chữa được không?

Bệnh nha chu có chữa được không? Hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng ở các địa chỉ nha khoa nhỏ thường không thể thực hiện được, bạn nên tìm đến những trung tâm nha khoa lớn, uy tín. Bệnh nha chu được chữa trị theo 2 phương pháp sau:
– Dùng thuốc:  Sử dụng thuốc là biện pháp điều trị bệnh viêm nha chu khi ở tình trạng nhẹ. Tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian sử dụng các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc kháng sinh và giảm đau thường được sử dụng đó là: Amoxicilline, Tetracycline, Metronidazol hay Spiramycine.
– Điều trị phẫu thuật: Với những trường hợp viêm nha chu quá nặng, dây chằng nha chu bị tổn thương không thể tự phục hồi được, phần xương bị tiêu thì bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị phẫu thuật.
Phẫu thuật để loại bỏ túi nha chu làm giảm độ sâu, giúp cho việc vệ sinh làm sạch mảng bám trên nướu răng được tốt hơn. Hoặc phẫu thuật ghép mô mềm để phục hồi những hư hại và ngăn chặn sự tụt nướu tiếp tục dẫn đền sự phá hủy mô nướu và xương.
Tùy vào tình trạng viêm nha chu cụ thể mà bác sĩ sẽ áp dụng 1 trong 2 phương pháp trên. Tuy nhiên, muốn điều trị dứt điểm bệnh nha chu dù dùng thuốc hay phẫu thuật thì bắt buộc bạn phải thực hiện lấy cao răng. Bởi cao răng là nguyên nhân trực tiếp của các bệnh nha chu, lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn yếu tố gây bệnh, tạo điều kiện cho việc điều trị phục hồi về sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét